Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

ĐIỆN MẶT TRỜI TRUNG NAM - TRÀ VINH


Chủ đầu tư: Trungnam Tra Vinh Solar Power

Quy mô:
  • Công suất: 165 MWp
  • Sản lượng điện trung bình: 250 triệu kWh/ năm
  • Diện tích: 171,17 ha
  • Số lượng tấm pin: hơn 440.000 tấm
  • - Hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời
Vị trí: xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 
Khởi công: 19/01/2019





ĐIỆN MẶT TRỜI TRUNG NAM - NINH THUẬN

Tên dự án: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI TRUNG NAM
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam
Quy mô:
  • - Công suất: 204 MW
  • - Sản lượng điện tối đa: khoảng 450 triệu kWh/ năm
  • - Diện tích: 264 ha
  • - Số lượng tấm pin: hơn 700.000 tấm
  • - Hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời
Vị trí: Xã Lợi Hải và Xã Bắc Phong, Huyện Thuận Bắc, Tỉnh Ninh Thuận 
Khởi công: 07/07/2018









  


   




Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Những tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng nhà xưởng

Thiết kế là một khâu vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhà xưởng. Do đó bản thiết kế nhà xưởng cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định để đem lại một công trình xây dựng hoàn thiện, chất lượng.

Trong đó, yếu tố hiêu quả kinh tế và chất lượng kỹ thuật phải dung hòa được với nhau và cũng là điều kiện cần và đủ cho một bản thiết kế nhà xưởng.
Công trình nhà xưởng nào cũng đều có những tiêu chuẩn xây dựng nhất định để đem đếm một công trình chất lượng
Bản thiết kế nhà xưởng bao gồm bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ sở và thiết kế thi công nhà xưởng cần phải đảm bảo được những yếu tố tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ sở sau:

  1. Thuyết minh thiết kế cơ sở:
– Giới thiệu tóm tắt địa điểm triển khai xây dựng, phương án thiết kế cũng như cũng như quy mô các hạng mục công trình cần xây dựng, một thiết kế hoàn hảo phải đảm bảo được việc kết nối giữa các hạng mục công trình và hạ tầng kỹ thuật khu vực.
– Đối với công trình yêu cầu công nghệ thì phải có phương án và dây chuyền công nghệ đáp ứng tốt các yêu cầu đó.
– Phương án thiết kế kiến trúc cho công trình.
– Kết cấu hạ tầng kỹ thuật chính của công trình.
– Phương án bảo vệ môi trường cũng như phòng cháy chữa cháy theo quy định.
– Danh mục các quy chuẩn thiết kế được áp dụng.

2. Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế nhà thép tiền chế cơ sở:

– Bản vẽ tổng thể mặt bằng công trình.
– Bản vẽ sơ đồ công nghệ cũng như bản vẽ phương án thiết kế.
– Bản vẽ kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình nhà xưởng.

3. Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế thi công nhà xưởng:

– Một bản vẽ hoàn hảo theo các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng phải bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế cụ thể, tài liệu khảo sát xây dựng và bản dự toán công trình nhà xưởng.
Khi triển khai thi công công trình nhà xưởng, một bản vẽ thiết kế tốt nhất thể hiện được các thông số kỹ thuật, các vật liệu xây dựng và chi tiết cấu tạo. Do đó, sự đầu tư một bản vẽ thiết kế chi tiết và chuyên nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế

5 Nguyên tắc trong thiết kế xây dựng nhà xưởng

Để có một nhà xưởng bền vững, hiệu quả lâu dài cần đảm bảo 5 nguyên tắc trong thiết kế nhà xưởng. Xây dựng nhà xưởng có rất nhiều vấn đề trong qua trình thi công mà các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư gặp phải.
Xây dựng nhà xưởng cần đảm bảo kiên cố, vững chãi, đáp ứng được công năng và tiết kiệm chi phí khi xây dựng.

1) Lập nhiều phương án thiết kế khả thi
Những đơn vị thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp đều đưa ra nhiều phương án thiết kế khả thi để các chủ đầu tư và các đơn vị giám sát thi công có thể xem xét và lựa chọn ra một phương án tối ưu phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và công năng cũng như chi phí đầu tư.
Thiết kế nhà xưởng được chia ra thành nhiều giai đoạn và yêu cầu ở mỗi giai đoạn đều đòi hỏi độ chính xác rất cao, bản vẽ phác thảo hay bản vẽ chi tiết, tính toán cụ thể đều phải tuân thủ chặt chẽ thiết kế theo đề án đưa ra.


Để tìm ra những phương án xây dựng tối ưu cần phải phân tích cơn bản và lập ra các phương án sơ bộ trong từng phương án khả thi, và các phương án này phải làm đúng nguyên tắc, rõ ràng để quá trình kiểm tra, sửa đổi, bổ sung được thuận tiện.
2) Thiết kế nhà xưởng cần được chia ra làm nhiều giai đoạn
Thiết kế nhà xưởng là một việc quan trọng nên cần được thực hiện cẩn thận hãy chia nhỏ vấn đề để tiện giải quyết cần phân chia theo các bước và giai đoạn để có thể vận dụng được hết những gì được đưa ra, tránh sự thiếu xót hoặc trùng lặp thi thực hiện.
3) Thực hiện đúng phương án ban đầu tránh sự thay đổi
Để tối ưu việc thiết kế nhà xưởng nên đơn vị thực hiện thường sẽ đưa ra nhiều phương án để chủ đầu tư lựa chọn. Việc chủ đầu tư cần làm lúc này là phân tích và đưa ra quyết định của mình, nhà đầu tư sẽ chọn lựa cho mình được một phương án thiết kế phù hợp nhất và khi đã lựa chọn được chắc chắn với thiết kế nào thì yêu cầu phải trung thành với thiết kế đó tránh sự thay đổi trong gian đoạn thi công hoặc sắp thi công
4) Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong thiết kế nhà
Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng vì thiết kế là một công đoạn hết sức quan trọng để hình thành nên công trình nhà xưởng chất lượng về sau. Quá trình thiết kế phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên như kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia phong thủy, dự toán công trình nhằm tránh những sai sót và giúp cho các khâu về sau được thực hiện nhanh chóng hiệu quả hơn.
5) Khảo sát, kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả công việc
Trong quá trình thiết kế sẽ dễ xảy ra những sai sót không mong muốn, do đó khâu khảo sát và kiểm nghiệm cuối cùng rất cần thiết vì có thể rút ra được những kinh nghiệm cho công việc thiết kế về sau.
Trên đây là những nguyên tắc thiết kế nhà xưởng cơ bản nhưng không kém phần quan trọng sẽ giúp cho nhà đầu tư có được một công trình có chất lượng tốt và đảm bảo về hiệu quả kinh tế.

QUY CÁCH SẮT THÉP XÂY DỰNG

1) Quy cách các loại thép tấm chuyên dùng cứng cường độ cao, chống mài mòn,...

(Thép tấm Q345B, C45, 65r, SB410 , 15X , 20X,.....)
+ Công dụng: dùng trong các ngành chế tạo máy , khuôn mẫu, ngành cơ khí, nồi hơi.
+ Quy cách chung của các loại tấm thép:

- Độ dày : 3mm, 4 mm,5 mm,6 mm,7 mm,8 mm,9 mm,10 mm,11 mm,12 mm,15 mm,16 mm, 18mm,20mm, 25 mm, 30 mm, 40mm ,50mm..…..,100 mm,300 mm.
- Chiều ngang : 750 mm,1.000 mm,1.250 mm,1.500 mm,1.800 mm,2.000 mm,2.500 mm,
- Chiếu dài : 6.000 mm,9.000 mm,12.000 mm.

2) Quy cách thép cuộn cán nóng(SPHC, CT3K , CT3 C, SS400, Q235A,B,C ; Q345A,B,C ,.... )
+ Công dụng : dùng trong ngành sản xuất ống tròn, ống vuông ,hộp chữ nhật, xà gồ, cơ khí,chế tạo máy, nhà xưởng, công nghiệp, dân dụng...
+ Mác thép của Nga: 08K , 08YU, SPHC, CT3, CT3C,…theo tiêu chuẩn : GOST 3SP/PS 380-94.

+ Mác thép của Nhật : SS400,… theo tiêu chuẩn : JIS G3101.
+ Mác thép của Trung Quốc : SS400, theo tiêu chuẩn : JIS G3101.
+ Mác thép của Mỹ : A29, A36,… theo tiêu chuẩn : ATSM A36. + Độ dày : 1.2 mm, 1.4 mm,1.5 mm,1.8 mm, 2.0 mm, 2.5 mm, 2.8 mm, 3.0 mm
+ Chiều ngang : 1.000 mm, 1.200 mm, 1.219 mm, 1.250 mm



3) Quy cách thép tấm cán nóng
(CT3, CT3πC, SS400, Q345B, C45, 65r, SB410 , 15X , 20X...)
3.1 )  Kích thước thép tấm thông dụng : CT3, CT3πC , CT3Kπ , SS400, SS450,.....
+ Công dụng : dùng trong ngành đóng tàu , thuyền, kết cấu nhà xưởng, bồn bể xăng dầu, cơ khí, xây dựng…
+ Mác thép của Nga: CT3, CT3πC , CT3Kπ , CT3Cπ....theo tiêu chuẩn: GOST 3SP/PS 380-94
+ Mác thép của Nhật : SS400, .....theo tiêu chuẩn: JIS G3101, SB410, 3010.
+ Mác thép của Trung Quốc : SS400, Q235A, Q235B, Q235C, Q235D,….theo tiêu chuẩn : JIS G3101, GB221-79
+ Mác thép của Mỹ : A36, AH36, A570 GrA, A570 GrD, …..theo tiêu chuẩn : ASTM

3.2) Kích thước các loại thép tấm chuyên dùng cứng cường độ cao, chống mài mòn,..
Thép tấm Q345B, C45, 65r, SB410 , 15X , 20X,.....
+ Công dụng: dùng trong các ngành chế tạo máy , khuôn mẫu, ngành cơ khí, nồi hơi.
+ Quy cách chung của các loại tấm thép:
+ Độ dày : 3mm, 4 mm,5 mm,6 mm,7 mm,8 mm,9 mm,10 mm,11 mm,12 mm,15 mm,16 mm,    18mm,20mm, 25 mm, 30 mm, 40mm ,50mm..,100 mm,300 mm.
+ Chiều ngang : 750 mm,1.000 mm,1.250 mm,1.500 mm,1.800 mm,2.000 mm,2.400 mm,
+ Chiếu dài : 6.000 mm,9.000 mm,12.000 mm.


4) Quy cách thép lá thông dụng
SPHC, CT3K , CT3C, SS400, Q235A,B,C ; Q345A,B,C ,...
+ Công dụng : dùng trong ngành sản xuất ống tròn, ống vuông ,hộp chữ nhật, xà gồ, cơ khí,chế tạo máy, nhà xưởng, công nghiệp, dân dụng…
+ Mác thép của Nga: 08K , 08YU, SPHC, CT3, CT3C,…theo tiêu chuẩn : GOST 3SP/PS 380-94.
+ Mác thép của Nhật : SS400,… theo tiêu chuẩn : JIS G3101.
+ Mác thép của Trung Quốc : SS400, theo tiêu chuẩn : JIS G3101.
+ Mác thép của Mỹ : A29, A36,… theo tiêu chuẩn : ATSM A36.
+ Độ dày : 1.2 mm, 1.4 mm,1.5 mm,1.8 mm, 2.0 mm, 2.5 mm, 2.8 mm, 3.0 mm
+ Chiều ngang : 1.000 mm, 1.200 mm, 1.219 mm, 1.250 mm
+ Chiều dài : 2.000 mm, 2.400 mm ,2.500 mm hoặc dạng cuộn

5) Quy cách thép cuộn :

+ Từ 6.0 ly, 6.4 ly, 8 ly, 10.0 ly.
+ Mác thép : SWRM 10, SWRM 11,SWRM 12,…
+ Tiêu chuẩn của Nhật : JIS G3505-1980/2004.





6) Quy cách thép gân:




+ Từ đường kính D10, D12, D14,D16, D18, D20, D22, D25, D28, D32, D35,D36, D38, D4, D43, D51.
+ Mác thép SD295A : dùng cho các công trình xây dựng, dân dụng.
+ Mác thép SD390 (thép cường độ cao) dùng trong các công trình xây dựng như cao ốc , cầu      đường, các công trình nhà máy thuỷ điện.
+ Mác thép 460.
+ Tiêu chuẩn của Nhật : JIS G3112-2004 / ASTM A615/A615M-96a.
+ Kích thước : chiều dài của các loại thép gân: 11.7 m/cây.










7) Quy cách thép tròn trơn :




+ Đường kính từ P12,P14, P16, P18, P20, P22,P25,...
+ Kích thước chiều dài của các lọai thép tròn trơn từ: 6m,8.6m,12m/cây.
+ Mác thép SS330, SS400, CT3, ....



Các loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng

(Xây dựng) - Thép được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, phục vụ cho các công trình nhà ở, văn phòng, nhà máy, xí nghiệp, cầu đường, thủy điện... Loại vật liệu này có khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao và dễ dàng lắp đặt. Trên thị trường có các loại thép xây dựng phổ biến như thép cuộn, thép ống, thép thanh và thép hình.

Thép cuộn
Thép dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Loại thép xây dựng này có trọng lượng khoảng 200-459kg/cuộn, trường hợp đặc biệt thì nhà sản xuất có thể cung cấp trọng lượng 1/300kg/cuộn.
Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Thép cuộn dùng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…


Thép ống xây dựng
Các công trình xây dựng sử dụng các loại thép ống như thép ống tròn, thép ống vuông và thép ống chữ nhật, ngoài ra còn có thép ống hình oval. Trong đó, thép ống dùng cho công nghiệp rất đa dạng như thép ống hàn xoắn, thép ống mạ kẽm, thép ống hàn cao tầng, thép ống hàn thẳng, thép ống đúc carbon… Ống thép có cấu trúc rỗng, thành mỏng, trọng lượng nhẹ với độ cứng vững, độ bền cao và có thể được sơn, xi, mạ để tăng thêm độ bền.
Thép ống được sử dụng cho các công trình xây dựng như nhà thép tiền chế, giàn giáo, giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí.

Thép thanh
Thép thanh hay còn gọi là thép cây, được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Loại thép xây dựng này có 2 loại gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn.
Thép thanh vằn còn gọi là thép cốt bê tông, mặt ngoài có gân với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32. Thép thanh tròn trơn có bề ngoài nhẵn trơn, chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
Thép hình
Loại thép xây dựng này đang được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam với các dạng cơ bản như thép hình chữ U, I, V, L, H, C, Z. Thép hình dùng cho xây dựng nhà thép tiền chế, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, các công trình xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu, làm khung cho nhà xưởng…

Phương Linh - http://www.baoxaydung.com.vn/


QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀ GÌ ?

Một dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm độc đáo, dịch vụ hoặc kết quả là một công trình. 
Một dự án là quá trình kháo sát, tính toán một cách khoa học để đạt được kết quả xác định và kết thúc trong thời gian, và do đó xác định phạm vi và nguồn lực. Một dự án độc đáo ở chỗ nó không phải là một hoạt động thường xuyên, nhưng một tập hợp cụ thể của các hoạt động được thiết kế để thực hiện một mục tiêu duy nhất. Vì vậy, một nhóm dự án thường bao gồm những người không thường làm việc cùng nhau - đôi khi từ các tổ chức khác nhau và trên nhiều khu vực địa lý.
Sự phát triển của phần mềm cho một quá trình kinh doanh được cải thiện, việc xây dựng một tòa nhà hay cây cầu, khu công nghiệp, khu dân cư, các nỗ lực cứu trợ sau thảm họa tự nhiên, việc mở rộng bán hàng vào thị trường địa lý mới - tất cả các dự án. Tất cả đều phải được chuyên nghiệp quản lý để cung cấp về thời gian, về ngân sách kết quả, học tập và hội nhập các tổ chức cần.
Quản lý dự án, sau đó, là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật để dự án hoạt động để đáp ứng các yêu cầu của dự án.

Nó đã luôn luôn được thực hành chính thức, nhưng bắt đầu nổi lên như một nghề riêng biệt vào giữa thế kỷ 20. Quản lý dự án (PMI) Hướng dẫn các cơ quan quản lý dự án của kiến thức xác định các yếu tố định kỳ của nó:
Quy trình quản lý dự án rơi vào năm nhóm:
Khởi đầu - Lập kế hoạch - Thực hiện - Giám sát và Kiểm soát - Đóng cửa
kiến thức quản lý dự án dựa trên mười vùng:
Hội nhập - Phạm vi - Thời gian - Giá cả - Phẩm chất - Tạp vụ - Nguồn nhân lực -Truyền thông - Quản lý rủi ro - Quản lý các bên liên quan;
Tất cả các quản lý là có liên quan với các, tất nhiên. Nhưng quản lý dự án mang lại một nét độc đáo được hình thành bởi các mục tiêu, nguồn lực và tiến độ của từng dự án. Giá trị của tập trung mà được chứng minh bởi sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới của quản lý dự án:
Như một năng lực tổ chức công nhận và chiến lược - Như một môn học để đào tạo và giáo dục - Như một con đường sự nghiệp;
Chúng được tổ chức, đam mê và mục tiêu định hướng người hiểu những gì các dự án có điểm chung và vai trò chiến lược của họ trong cách tổ chức thành công, học hỏi và thay đổi.
quản lý dự án là những tác nhân thay đổi: họ làm cho các mục tiêu dự án của mình và sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của mình để truyền cảm hứng cho một ý thức về mục đích chia sẻ trong nhóm dự án. Họ tận hưởng những adrenaline có tổ chức của những thách thức mới và trách nhiệm của lái xe kết quả kinh doanh.

Họ làm việc tốt dưới áp lực và cảm thấy thoải mái với sự thay đổi và phức tạp trong môi trường năng động. Họ có thể thay đổi dễ dàng giữa các "bức tranh lớn" và các chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng, biết khi nào phải tập trung vào từng. Quản lý dự án trồng các kỹ năng con người cần thiết để xây dựng niềm tin và truyền thông giữa tất cả các bên liên quan của dự án: nhà tài trợ, những người sẽ sử dụng kết quả của dự án, những người chỉ huy các nguồn lực cần thiết, và các thành viên trong nhóm dự án. Họ có một bộ công cụ mở rộng và linh hoạt các kỹ thuật, giải quyết phức tạp, hoạt động phụ thuộc lẫn nhau thành các nhiệm vụ và tiểu nhiệm vụ được ghi nhận, theo dõi và kiểm soát. Họ thích nghi cách tiếp cận của họ với bối cảnh và khó khăn của từng dự án, khi biết rằng có "một kích thước" có thể phù hợp với tất cả sự đa dạng của các dự án. Và chúng tôi luôn cải tiến kỹ năng đội bóng của họ 'của mình và thông qua đánh giá bài học kinh nghiệm ở dự án hoàn thành. Quản lý dự án được tìm thấy trong tất cả các loại tổ chức - là nhân viên, nhà quản lý, nhà thầu và tư vấn độc lập. Với kinh nghiệm, họ có thể trở thành nhà quản lý chương trình (chịu trách nhiệm cho nhiều liên quan đến dự án) hoặc quản lý danh mục đầu tư (chịu trách nhiệm lựa chọn, ưu tiên và sự liên kết của các dự án và chương trình với chiến lược của một tổ chức).
Và họ trong việc tăng nhu cầu trên toàn thế giới. Trong nhiều thập kỷ, như tốc độ của sự thay đổi kinh tế và công nghệ đã đập nhanh hơn, các tổ chức đã được chỉ đạo nhiều hơn và nhiều hơn năng lượng của họ vào dự án chứ không phải là hoạt động thường xuyên. Hôm nay, giám đốc điều hành cấp cao và giám đốc nhân sự công nhận quản lý dự án như một thẩm chiến lược đó là không thể thiếu để kinh doanh thành công. Họ biết rằng các học viên có tay nghề và có giấy chứng nhận là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị nhất của họ. Điều này mô tả bạn? Quan tâm đến một nghề nghiệp trong quản lý dự án?
Quản lý dự án PMI là lái xe của một nhiệm vụ rõ ràng và thiết lập một cơ sở của giá trị mà lái xe như thế nào chúng ta hành động và ảnh hưởng đến sự mong đợi của các bên liên quan của chúng tôi. Ngay cả khi một tổ chức đa dạng, chúng tôi chia sẻ một tập hợp chung các giá trị. giá trị cốt lõi của chúng tôi là không thể thay đổi trong các hiệp hội và môi trường kinh doanh hoặc quyết định bởi các xu hướng trong quản lý tổ chức. Những giá trị cơ bản và tổ chức sâu. Là một phần của hệ tư tưởng cốt lõi của chúng tôi, giá trị cốt lõi của quản lý dự án PMI là lâu dài và là nguyên tắc hướng dẫn trên đó chúng ta hành động.

Giám sát thi công Thủy Điện

Giám sát thủy điện là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc những người tham gia công trình. Lấy hoạt động của hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.

Giám sát thi công xây dựng công trình thủy điện là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình thủy điện theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình thủy điện. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Thiết kế thủy điện

1. Thiết kế thủy điện là gì ?
Thiết kế thủy điện  là sự triển khai sáng tạo các công trình thủy điện đến một mục đích cụ thể nào đó. Nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.

Hình 1 : Thiết kế thủy điện trên bản vẽ
2. Thiết kế thủy điện bao gồm các nội dung chủ yếu sau
2.1. Phương án công nghệ
 Bao gồm các giải pháp sử dụng  những  công nghệ tiên tiến, tùy theo công trình muốn xây dựng mà mình chọn công nghệ phù hợp, mỗi kiểu đều sử dụng công nghệ khác nhau. Việc của người tư vấn thiết kế là đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng và người tiêu dùng chọn lựa.
2.2. Công năng sử dụng
Từ thời nguyên thủy để bảo vệ mình, con người tiền sử đã biết tạo ra những dạng thức kiến trúc đầu tiên để chống lại những tác động của thiên nhiên, thời tiết . Như vậy kiến trúc được nảy sinh trên nhu cầu công năng sử dụng của con người.
Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng đối tượng  : nhà cửa, chùa chiền, trung tâm mua sắm, các công trình giao thông….để có thể tư vấn cho họ những phương án tốt nhất. Ví dụ : xây nhà để ở, xây cầu để phục vụ cho nhu cầu đi lại…
2.3. Phương án kiến trúc
Khi xây dựng một công trình thủy điện, sẽ có nhiều phương án kiến trúc khác nhau. Người tư vấn thiết kế sẽ giúp khách hàng chọn cho mình phương án tối ưu nhất.
2.4. Tuổi thọ công trình
Tuổi thọ công trình là khái niệm chỉ thời gian tồn tại của công trình. Đặc biệt thủy điện, với nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, tác động đến hệ sinh thái, cuộc sống của nhiều người dân. Liên quan đến sinh mạng con người sống gần đập thủy điện, nên yếu tố chất lượng, tuổi thọ là rất quan trọng, bên cạnh đó cũng cần có tính thẩm mỹ, hài hòa với khung cảnh xung qyanh. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào các yếu tố như vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công...
2.5. Phương án kết cấu
Kết cấu thủy điện  bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình thủy điện.
 Kết cấu thủy điện là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn sử dụng .
Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu thủy điện cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định. 

Hình 2 : Thiết kế phải được đồng bộ về hình thể và màu sắc
2.6. Phương án phòng chống cháy nổ
Gần đây các vụ cháy nổ lớn thường xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau như : chập điện, rò rỉ điện…. Vì vậy cần tư vấn cho người sử dụng những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ, như luôn trang bị  bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa… Với phương châm an toàn của khách hàng là trên hết. 
2.7 Giải pháp bảo vệ môi trường
Giải pháp bảo vệ môi trường là giải pháp sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hay còn gọi là xây dựng xanh hay công trình bền vững nhằm hướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, đồng thời hạn chế tác động không tốt đến môi trường. Để làm được vậy, các công trình cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định. Cũng chính vì những tính năng này mà việc xây dựng công trình xanh có thể giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra một môi trường sống đảm bảo sức khỏe và hiệu quả hơn cho những người sử dụng.
Không khí ngày càng ô nhiễm bởi các tác động tiêu cực của môi trường. Do vậy việc đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường hết sức cần thiết.
2.8 Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế dự án. 
Dự toán là ước lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự toán công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp.
Ước lập là ước lượng và lập bảng dự toán, ví dụ như giá xi măng lên xuống khác thường thì mình lấy khoảng trung bình thôi, sau đó rồi lập bảng dự toán tổng chi phí cho công trình.

Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Nhà xưởng được thi công như thế nào? Đối với những người lần đầu tiên đầu tư xây dựng nhà xưởng, thì khó có thể hình dung ra được. Quá trình thi công nhà ở dân dụng thì đa số mọi người đều nắm rõ. Nhưng thi công xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế sẽ khác nhiều so với nhà dân dụng.
Bài viết này sẽ trình bày các bước cơ bản của quá trình thi công nhà xưởng. Hình ảnh minh họa trong bài viết sẽ giúp các bạn dễ hình dung ra công trình nhà xưởng của mình được xây dựng như thế nào.
Quy trình thi công chuẩn gồm các bước:
  1. Thi công nền móng
  2. Lắp dựng khung thép và phụ kiện
  3. Thi công vỏ bao che
  4. Thi công hạ tầng
  5. Thi công hệ thống kỹ thuật
  6. Hoàn thiện
  7. Vệ sinh và đưa vào sử dụng

Để thi công xây dựng được diễn ra thuận lợi

Để hoàn thành công trình như mong muốn của chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng thì cần phải có một kế hoạch xây dựng bài bản. Kế hoạch xây dựng nên được bắt đầu tính toán cân nhắc từ rất sớm ở giai đoạn thiết kế. Chẳng hạn như xem xét:
+ Trình tự xây dựng
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thi công
+ Điều kiện thi công thực tế tại công trường.
Việc lập kế hoạch thi công tùy theo kinh nghiệm và năng lực của các công ty xây dựng nhà xưởng. Điều quan trọng là hoàn thành công trình đúng cam kết với chủ đầu tư. Về cơ bản, quá trình xây dựng nhà xưởng diễn ra như sau:

Thi công phần nền móng

 + San lấp đất nền: Đây là việc đầu tiên nhà thầu cần làm. Tùy theo độ của nền đất hiện hữu mà nhà thầu triển khai san lấp nền phù hợp với bản vẽ kỹ thuật thi công.


Thi Công Nền Móng Nhà Xưởng
+ Định vị tim trục: Công tác này rất quan trọng. Sau này các vị trí móng cột sẽ theo tim trục này mà thi công dựa trên bản vẽ.

Định Vị Tim Trục Nhà Xưởng
+ Đào móng hàng rào: Hàng rào nhà xưởng thường cao và rất dài, do đó phần móng hàng rào được thi công kiên cố.

Đào Móng Hàng Rào Nhà Xưởng
+Thi công móng và đà kiềng:  Sau khi có tim trục thì sẽ thi công móng. Thông thường móng nhà xưởng được thiết kế là móng đơn hay móng cọc, vậ liệu là bê tông cốt thép. Các bulong cột được chôn trong móng để chờ sẵn, sau này lắp ghép với cột thép.
                                                 
 
                                                     Gia Công Thép Móng
+ Lu lèn nền đất: Nền đất được san lấp, sau đó lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu
Lu Lèn Đất Nền
+ Lu nền đá cho xưởng: Nền nhà xưởng thường là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá do thiết kế quy định.
Lua Nền Đá Cho Xưởng
+Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác cốt thép, đổ bê tông. Công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đỗ rất quan trọng, phải thực hiện đúng quy trình để trách nứt bê tông sàn.

Thi Công Nền Xưởng

Thi công khung thép

Các bộ phận kết cấu thép được gia công tại nhà máy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Sau đó vận chuyển ra công trường. Tại công trường chúng được lắp ghép với nhau tạo thành khung thép. Đây là bộ phận xương sống của nhà xưởng.
+ Lắp dụng khung thép:
Thường dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí. Các bộ phận kết nối với nhau bằng bu lông.
Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng
+ Lắp dừng xà gồ và cáp giằng: Lắp hệ giằng đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ cũng có tác dụng tăng cường độ ổn dịnh của khung thép và dùng để nâng đỡ tấm lợp.


Lắp Dựng Xà Gồ

Thi công vỏ bao che

Vỏ bao che bao gồm: tường bao bằng gạch, mái tôn…Cũng có nhiều loại vật liệu bao che để bạn lựa chọn.
+ Xây tường bao che

Xây Tường Nhà Xưởng
+ Thi công mái tôn

Thi Công Vỏ Bao Che

 Thi công hạ tầng

Hạ tầng nhà xưởng bao gồm: đường giao thông, ống cấp thoát nước… Nền đường cần được lu lèn đạt yêu cầu để chịu được các loại xe tải trọng lớn lưu thông.

Thi công hệ thống kỹ thuật

Hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất….
+ Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ PCCC

Hoàn thiện

Vệ sinh đưa vào sử dụng


+ Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng được làm vệ sinh tổng thể trước khi bàn giao

Lắp Máy Móc Thiết Bị

Kết luận

Quá trình thi công xây dựng nhà xưởng bao gồm rất nhiều công tác khác nhau. Từ thi công nền móng, gia công lắp dựng khung thép, vỏ bao che, cho tới hoàn thiện nhà xưởng, bố trí cảnh quan.  Công tác quan trọng nhất là gia công và lắp dựng khung thép. Nhờ vào việc gia công kết cấu khung thép tiến hành song song với việc thi công nền móng nên thời thi công xây dựng nhà xưởng được rút ngắn. Chất lượng của công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng gia công kết cấu thép, và chất lượng thi công nền đất, nền đá và kỹ thuật đổ bê tông nền. Nếu bạn là chủ đầu tư xây dựng nhà xưởng, bạn nên tập trung giám sát chất lượng kết cấu thép và thi công nền.

QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG


1.  LẬP PHƯƠNG ÁN TIẾN ĐỘ THI CÔNG :
 Lưu ý : Áp dụng đối với công trình có diện tích xây dựng dưới 400m2
  • Đối với công trình nhà phố hoặc biệt thự có diện tích xây dựng từ 200-400m2 thì tiến độ thực hiện các công tác thi công chiếm thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng (bao gồm phần thô và hoàn thiện công trình).
  • Đối với công trình có diện tích xây dựng lớn hơn hoặc các dạng công trình đặt biệt khác thì tiến độ thi công sẽ do 2 bên thống nhất và thỏa thuận (do phần thô và hoàn thiện công trình phụ thuộc vào mức độ đầu tư thẩm mỹ, xuất xứ vật liệu hoàn thiện và yêu cầu kiến trúc đặc biệt của chủ đầu tư).
2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG :
  • Tổ chức công trường, làm lán trại cho công nhân (nếu mặt bằng công trình cho phép).
  • Vận chuyển thiết bị, vật tư và chuẩn bị mặt bằng thi công.
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công, định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế và bản vẽ xin phép xây dựng.
  • Xác định cao độ hiện trạng và cao độ thiết kế so với cao độ chuẩn (thường là mặt đường, lề đường hoặc tim đường).
  • Lập biên bản bàn giao mặt bằng (trong đó có sự xác nhận của chủ đầu tư và chủ sở hữu các công trình lân cận về ranh đất và ranh giới xây dựng), xác định ngày khởi công.
  • Các công trình nằm giữa khu đất trống thì cần phải nhờ cơ quan chức năng đo đạc và xác định tọa độ chính xác.
  • Lưu lại hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh các vấn đề rủi ro về tranh chấp pháp lý sau này.
  • Nếu hiện trạng công trình có diện tích lớn hơn trong Giấy chủ quyền và GPXD thì bắt buộc phải tạm ngưng thi công và làm việc lại với các cơ quan chức năng.
  • Thời gian thực hiện : từ 2 – 4 ngày.
3.  CÔNG TÁC THI CÔNG HẠ TẦNG, HẠNG MỤC TỪ SÀN TRỆT TRỞ XUỐNG :
  • Đào đất hố móng, dầm móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước ngầm, lấp đất, vận chuyển đất đào đi đổ (bằng thủ công hoặc cơ giới).
  • Đập đầu cọc BTCT (đối với công trình có móng thi công bằng phương pháp ép cọc hoặc khoan cọc nhồi).
  • Đổ bê tông đá 4×6 Mac100 dày 100mm đáy móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt.
  • Sản xuất lắp dựng (SXLD) cốp-pha, cốt thép móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt.
  • SXLD cốt thép, cốp-pha và đổ bê tông đáy và nắp hầm phân, hố ga, bể nước ngầm.
  • Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông đáy móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt,…
  • San lấp đất, tôn nền (nếu có).
  • Lập biên bản nghiệm thu với từng hạng mục sau khi thi công xong trước khi thi công những hạng mục kế tiếp.
  • Đối với nhà xây chen, móng băng hoặc móng có thể tích đào đất lớn cần thi công cuốn chiếu từng phần, từng móng một nhằm ngăn ngừa sạt lở đất, nhất là vào mùa mưa.
  • Kiểm tra định vị tim cổ cột chính xác trước khi đổ bê tông.
  • Thời gian thực hiện : từ 10 – 12 ngày.
4.  CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN TẦNG :
  • SXLD cốt thép, cốp-pha cột, dầm, sàn các tầng, sân thượng, mái.
  • SXLD cốt thép, cốp-pha và đổ bê tông cầu thang và xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ (không tô bậc).
  • Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông cột, dầm, sàn các tầng, sân thượng, mái, cầu thang.
  • Lập biên bản nghiệm thu với từng hạng mục.
  • Khi chuẩn bị lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn cần lưu ý chừa 2cm tính từ ranh đất giữa 2 công trình lân cận để tô 2 vách tường bao đó , nếu tường nhà bên cạnh đã tô thì vẫn bỏ 2cm.
  • Khi đặt thép, cần lưu ý các vị trí cần thép chờ theo thiết kế (thép chờ dầm, sàn, cầu thang, tam cấp, dầm thang máy, thép râu xây tường, thép neo sàn để thi công,…).
  • Kiểm tra kích thước, vị trí dầm sàn tránh bị méo, sai lệch so với thiết kế.
  • Kiểm tra các vị trí chuẩn bị cho bồn hoa, lam, sê-nô, đan, mảng tường lồi, mái, …
  • Chỉ tháo cây chống cốp-pha sau ít nhất 10 ngày (kể cả khi có phụ gia đông kết nhanh) và chỉ được tháo sau khi đổ cách tầng.
  • Kiểm tra hệ thống ống điện, nước âm chờ phục vụ công tác điện nước.
  • Kiểm tra các vị trí sàn âm, giật cấp.
  • Kiểm tra vị trí chừa lỗ sàn cho hộp gain.
  • Thời gian thực hiện : từ 6 – 10 ngày/sàn.
5. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG :
  • Sau khi tháo cốp-pha, cây chống khu vực nào thì xây khu vực đó.
  • Xây toàn bộ tường bao, tường ngăn chia phòng, tường vệ sinh.
  • Lắp dựng cửa trong quá trình xây.
  • Lắp đặt hệ thống điện, ống nước, ống máy lạnh, hộp nối điện, …
  • Kiểm tra kích thước và định vị cửa khi thi công.
  • Kiểm tra bề dày của tường xây theo bản vẽ thiết kế.
  • Kiểm tra hệ thống điện trên tường.
  • Thời gian thực hiện : từ 10 – 15 ngày.
6.  CÔNG TÁC TÔ TRÁT TƯỜNG :
  • Sau khi hoàn thành công tác xây sẽ tiến hành công tác tô.
  • Tô vữa xi măng toàn bộ trần trước, tô vách tường trong nhà sau (nếu đó trần thạch cao thì không tô vữa trần bê tông mà chỉ vệ sinh làm sạch) toàn bộ công trình và sau cùng là tô hoàn thiện thi công mặt tiền – dặm vá tô tường theo đường điện.
  • Hệ thống hộp gain điện, nước sẽ xây tô sau khi lắp đặt và kiểm tra thử nước trước.
  • Thời gian thực hiện : từ 10 – 15 ngày.
7.  CÔNG TÁC HOÀN THIỆN :
  • Sau khi xây tô trong nhà sẽ tiến hành công tác đóng trần thạch cao trang trí.
  • Cán nền xi măng các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh.
  • Chống thấm sàn sân thượng, vệ sinh, mái, ban công.
  • Lát gạch sàn, len chân tường tầng trệt, các tầng lầu, sân thượng, vệ sinh, mái.
  • Ốp gạch trang trí mặt tiền, phòng vệ sinh, cầu thang.
  • Lắp đặt cửa, lan can cầu thang, tay vịn.
  • Bả mastic toàn bộ công trình.
  • Sơn nước lớp 1 toàn bộ công trình.
  • Sơn dầu toàn bộ cửa, lan can, khung sắt trong công trình.
  • Lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh, thử nước.
  • Lắp đặt hệ thống điện, đèn chiếu sáng (lắp đặt công tắc, ổ cắm, tủ điện, MCB, quạt hút, đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn lon – không bao gồm lắp đặt các loại đèn chùm trang trí).
  • Lợp ngói mái, tole mái (nếu có).
  • Dọn dẹp vệ sinh công trình hàng ngày sau giờ làm.
  • Sơn nước lớp 2, dặm vá sơn nước toàn bộ công trình.
  • Vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao.
  • Thời gian thực hiện : từ 20 – 30 ngày.
  • Lưu ý: Giai đoạn thi công này chưa bao gồm công tác tháo dỡ công trình và mặt bằng hiện trạng (chủ đầu tư chuẩn bị công tác bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu).
Theo xaydungecohome.com